Header Ads

Thăm Cửu Trại Câu, Hoàng Long và cảm nhận vẻ đẹp đến nghẹt thở

Cửu Trại Châu từ lâu đã được mênh danh là thiên đường nơi hạ giới dành cho những người yêu thích thiên nhiên. Được hình thành trên vùng núi đá vôi trầm tích, Cửu Trại Câu có hàng trăm hồ nước và khoảng 100 ghềnh thác lớn nhỏ đẹp như tranh vẽ.



Cái tên Cửu Trại bắt nguồn từ việc nơi đây có 9 ngôi làng của người Tạng thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Toàn bộ diện tích của khu bảo tồn vào khoảng 60.000 ha, nằm ở độ cao khoảng 2.500 m so với mực nước biển, bao gồm 3 thung lũng xếp theo hình dạng chữ Y mang tên Nhật Tắc Câu, Tắc Tra Câu và Thụ Chính Câu.

“Thiên đường nơi hạ giới” là câu nói ví von phổ biến của người Trung Quốc về Cửu Trại Câu. Khu bảo tồn sinh quyển thế giới này được UNESCO công nhận từ năm 1992.



Bao quanh Cửu Trại Câu là những dãy núi bị tuyết phủ quanh năm, được gọi là núi Tuyết Sơn.





Hồ Kính Hải, điểm dừng chân có màu nước xanh soi bóng như gương.



Bên trong công viên Cửu Trại Câu, tại hồ Kính Hải, những dải mây trắng lượn lờ trên ngọn núi cao từ 3.000 – 4.500 m, soi mình xuống hồ nước rộng mênh mông với màu xanh sẫm màu kỳ lạ khiến một số chị em phụ nữ trầm trồ chạy khắp ven bờ tìm góc ảnh đẹp nhất. Dọc đường đi xuất hiện nhiều cảnh đẹp hơn cả một số điểm chính thức được dừng chân nhưng ôtô không được phép đỗ lại. Mọi người ngồi trên xe đành giơ các thiết bị quay chụp qua cửa kính và bấm bụng tiếc nuối.

Nước các hồ ở Cửu Trại Câu có màu xanh gần giống nước biển ở nhiều hòn đảo nhưng đậm hơn và mang sắc thái rất khác. Màu sắc này được tạo nên bởi sự hình thành từ những khoáng chất đặc biệt. Chính vì vậy, dù thời tiết có nắng hay mưa, mặt nước hồ “thiên đường nơi hạ giới” vẫn không thay đổi.





Hồ Trường Hải có hình lưỡi liềm, là hồ lớn nhất và sâu nhất khu thắng cảnh này, với độ sâu tới 103 m và dài 7,5 km. Do bị ngược ánh sáng mặt trời vào buổi chiều, hồ hiện lên qua ảnh bị nhạt màu đi khá nhiều. Phía xa là dãy núi tuyết trắng tạo nên khung cảnh đa sắc màu.

1 nhận xét:

Được tạo bởi Blogger.