4 món ngon đặc sản nức tiếng của vùng đất Bến Tre
Đến Bến Tre, ngoài thăm những cù lao và vườn dừa xanh mướt, bạn đừng quên thưởng thức những món ăn ngon của vùng đất này hay mua về làm quà.
2. Bánh tráng Mỹ Lồng
Làng bánh tráng Mỹ Lồng nổi tiếng khắp miền Tây. Du khách có thể chọn nhiều vị khác nhau như bánh tráng béo nước cốt dừa với vị ngọt, mặn hay bánh tráng dừa có thêm sữa, trứng gà. Bánh tráng mặn có thêm lạp xưởng, tôm khô, gừng...
Bánh phải được làm từ gạo sỏi ở Trà Vinh, bánh làm từ bột gạo sỏi không bị gãy, không co khi phơi dưới trời nắng.
Khâu tráng bánh khó nhất là để bột được dàn trải đều, nên cần người có tay nghề. Thường người ta nướng bánh tráng trên bếp than cho chín hai mặt, khách ăn có thể cảm nhận bánh giòn tan trong miệng. Ngoài ra bánh tráng còn được dùng để cuốn nem, hay cuốn thịt, gỏi... chấm cùng mắm nêm.
3. Bánh phồng Sơn Đốc
Để làm bánh phồng, người dân thường chọn nếp sáp Bến Tre, đồ thành xôi rồi cho vào xay nhuyễn với nước cốt dừa, đường... Sau đó, xôi được cán thành bánh.
Người dân khi phơi bánh phồng cũng phải canh thời tiết, nếu trời nắng quá bánh sẽ cứng, còn dính mưa bánh sẽ hỏng. Khi nướng, chiếc bánh phồng nở to gấp 3-4 lần, tỏa mùi thơm nức. Ngoài bánh phồng nếp, người dân còn làm bánh phồng mì, bánh phồng chuối.
4. Bánh dừa Giồng Luông
1. Kẹo dừa
Kẹo dừa Bến Tre nổi tiếng ngon nhất nước, đặc biệt là kẹo dừa Mỏ Cày. Về thăm xứ dừa, du khách không nên bỏ lỡ đặc sản này. Ngoài vị truyền thống, người dân còn kết hợp dừa với đậu phộng, sầu riêng... để tạo ra nhiều hương vị khác biệt.
Kẹo dừa Bến Tre nổi tiếng ngon nhất nước, đặc biệt là kẹo dừa Mỏ Cày. Về thăm xứ dừa, du khách không nên bỏ lỡ đặc sản này. Ngoài vị truyền thống, người dân còn kết hợp dừa với đậu phộng, sầu riêng... để tạo ra nhiều hương vị khác biệt.
2. Bánh tráng Mỹ Lồng
Làng bánh tráng Mỹ Lồng nổi tiếng khắp miền Tây. Du khách có thể chọn nhiều vị khác nhau như bánh tráng béo nước cốt dừa với vị ngọt, mặn hay bánh tráng dừa có thêm sữa, trứng gà. Bánh tráng mặn có thêm lạp xưởng, tôm khô, gừng...
Bánh phải được làm từ gạo sỏi ở Trà Vinh, bánh làm từ bột gạo sỏi không bị gãy, không co khi phơi dưới trời nắng.
Khâu tráng bánh khó nhất là để bột được dàn trải đều, nên cần người có tay nghề. Thường người ta nướng bánh tráng trên bếp than cho chín hai mặt, khách ăn có thể cảm nhận bánh giòn tan trong miệng. Ngoài ra bánh tráng còn được dùng để cuốn nem, hay cuốn thịt, gỏi... chấm cùng mắm nêm.
3. Bánh phồng Sơn Đốc
Để làm bánh phồng, người dân thường chọn nếp sáp Bến Tre, đồ thành xôi rồi cho vào xay nhuyễn với nước cốt dừa, đường... Sau đó, xôi được cán thành bánh.
Người dân khi phơi bánh phồng cũng phải canh thời tiết, nếu trời nắng quá bánh sẽ cứng, còn dính mưa bánh sẽ hỏng. Khi nướng, chiếc bánh phồng nở to gấp 3-4 lần, tỏa mùi thơm nức. Ngoài bánh phồng nếp, người dân còn làm bánh phồng mì, bánh phồng chuối.
4. Bánh dừa Giồng Luông
Bánh dừa được gói bằng phần đọt non của cây dừa nước. Để làm bánh, người ta phải chọn lá, dóc ra từng sợi và quấn thành những chiếc nòng đựng bánh. Bánh dừa Giồng Luông ăn dẻo, ngậy thơm mùi nếp, cốt dừa và thấm hương từ lá dừa nước non.
Vỏ bánh được làm bằng gạo nếp còn nhân gồm đậu xanh, đậu đen hoặc chuối. Đầu tiên gạo được cho vào nòng, thêm nhân đậu hay chuối rồi bẻ miệng cho vừa đủ, dùng dây gân của lá dừa non buộc chặt lại theo chiều dọc của bánh.
Vỏ bánh được làm bằng gạo nếp còn nhân gồm đậu xanh, đậu đen hoặc chuối. Đầu tiên gạo được cho vào nòng, thêm nhân đậu hay chuối rồi bẻ miệng cho vừa đủ, dùng dây gân của lá dừa non buộc chặt lại theo chiều dọc của bánh.
Không có nhận xét nào: